Vải địa kỹ thuật được làm từ hạt nhựa nguyên sinh cao phân tử PP hoặc PE, khổ rộng từ 3.5m – 6m, dạng không dệt được gọi là vải địa kỹ thuật không dệt, dạng dệt gọi là vải địa kỹ thuật dệt và dạng phức hợp.
Phân loại vải địa kỹ thuật
1. Vải địa kỹ thuật không dệt: ở Việt Nam có hai thương hiệu chính Vải địa kỹ thuật không dệt ART và Vải địa kỹ thuật không dệt TS.
-
Vải địa kỹ thuật không dệt ART gồm các loại thông dụng sau: ART 6, ART 7, ART 9, ART 12, ART 15, ART 17, ART 20, ART 25, ART 28.
-
Vải địa kỹ thuật không dệt TS gồm các loại thông dụng sau: TS 20, TS 30, TS 40, TS 50, TS 60, TS 65, TS 70.
2. Vải địa kỹ thuật dệt ở Việt Nam có hai loại chính: Vải địa kỹ thuật dệt cường lực cao và Vải địa kỹ thuật dệt PP.
-
Vải địa kỹ thuật dệt cường lực cao gồm các loại thông dụng sau: GET 5, GET 10, GET 15, GET 20, GET 40, GET 100, GET 200.
-
Vải địa kỹ thuật dệt PP gồm các loại thông dụng sau: PP 25, PP 50.
3. Vải địa kỹ thuật phức hợp.
Cơ sở thiết kế và sử dụng vải địa kỹ thuật.
1. Thiết kế và sử dụng vải địa kỹ thuật phải dựa trên các chức năng chính mà nó đảm nhiệm.
-
Vải địa kỹ thuật dùng làm lớp phân cách.
-
Vải địa kỹ thuật dùng để tiêu thoát nước.
-
Vải địa kỹ thuật dùng để lọc ngược nước.
-
Vải địa kỹ thuật được dùng để gia cường, ổn định nền đất yếu.
-
Vải địa được dùng để bảo vệ một số vật tư khác.
2. Bước đầu tiên trong thiết kế và sử dụng vải địa kỹ thuật là việc xác định chức năng chính tương ứng với lĩnh vực áp dụng.
3. Bước tiếp theo là nhận định những yếu tố ảnh hưởng hoặc tác động đến sự làm việc vải địa kỹ thuật và xác định các yêu cầu về tính chất của vải địa để chịu đựng những ảnh hưởng này.
4. Cuối cùng, cần phải có quy định chặc chẽ để các tính chất của vải địa kỹ thuật cũng như quy trình bảo quản và thi công nhầm đảm bảo việc giao nhận và lắp đặt ở hiện trường đúng theo yêu cầu.
Những chức năng tiêu biểu của vải địa kỹ thuật.
-
Ổn định nền đường: vải địa kỹ thuật được dùng làm lớp phân cách giữa nền đất yếu và đất đắp để ngăn ngừa hiện tượng thâm nhập của nền đất yếu lên nền đường cũng như sự lún chìm của đất đắp xuống nền đất yếu, nhằm duy trì chiều dày thiết kế ban đầu của đất đắp và tăng khả năng chịu tải của nền đường. Vải địa kỹ thuật: ổn định nền đường.
-
Lọc và thoát nước: vải địa kỹ thuật không dệt được đặt giữa đất và cốt liệu thô thoát nước. Vải địa kỹ thuật không dệt đóng vai trò lớp lọc và lớp phân cách, có nhiệm vụ giữ đất nhưng đồng thời cho phép nước đi qua đến hệ thống thoát nước trong suốt thời gian vận hành của công trình.
1. Vải địa kỹ thuật: lọc nước.
-
Lọc là chức năng sơ cấp của vải địa kỹ thuật không dệt. Tuy nhiên, khi sử dụng vải địa kỹ thuật không dệt làm tầng lọc phải chú ý đến kích thước lỗ hỏng trong vải địa phải tương thích với cấp khối hạt của đất cần được lọc.
-
Vải địa kỹ thuật dùng làm chức năng lọc phải đủ độ bền để chịu ứng suất gây ra trong quá trình trải vải cũng như thi công lắp đất.
-
Độ mềm dẻo trong lắp đặt là một đặc điểm quan trọng của vải địa kỹ thuật làm lớp lọc nhầm bảo đảm vải được tiếp xúc với đất.
-
Cốt gia cường mái dốc:vải địa kỹ thuật được đặt nhiều lớp làm cốt gia cường cho đất đắp trong thi công mới hoặc sửa chửa nhằm tăng cường ổn định mái dốc. Hơn nữa, vải địa kỹ thuật bọc mặt ngoài của mái dốc còn có tác dụng ngăn cản biến dạng ngang trong quá trình đầm nén, và do đó phần đất đắp sát biên mái dốc sẽ được đầm chặt hơn so với trường hợp không có vải địa kỹ thuật.
2. Vải địa kỹ thuật: Gia cường cho tường chắn đất, mái dốc, đập đất.
-
Ổn định nền đê, đập: vải địa kỹ thuật đặt giữa nền đất yếu và đất đắp với nhiệm vụ là lớp phân cách để ổn định hóa nền đất yếu và duy trì chìu dày đất đắp ban đầu. Điều đó cho phép thiết bị thi công cơ giới nặng đi lại dễ dàng và tăng nhanh tốc độ thi công đắp đất.
-
Ổn định hóa nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật và tre, cừ tràm: vải địa kỹ thuật không dệt cùng với vật liệu truyền thống như tre, cừ tràm trải trên nền đất là phương pháp hữu hiệu trong công tác san lắp và đất đất trên nền đất yếu (CBR<1).
-
Lọc ngược trong kết cấu bảo vệ bờ sông, biển: vải địa kỹ thuật có thể bảo vệ chống xói mòn cho các kết cấu trên khi dùng với đá xây lát, tấm lát bê tông, rọ đá hay bất kỳ vật liệu truyền thống nào khác trong bảo vệ xói mòn. Vải địa kỹ thuật không dệt tạo thành lớp vỏ lọc mềm dẻo và hiệu quả nhằm giữ lại các hạt đất, đồng thời cho phép nước thoát tự do vào lớp đá hoặc các vật liệu thoát nước khác trong suốt tuổi thọ của công trình.
3. Vải địa kỹ thuật: bảo vệ xói lở.
-
Bảo vệ màng chống thấm: các lớp lót màng chống thấm HDPE dễ bị xuyên thủng và xé rách khi chịu tác động của tải trọng tỉnh và động trong quá trình lắp đặt thi công và vận hành. Vải địa kỹ thuật làm nhiệm vụ lớp đệm bảo vệ chống lại ứng suất chọt thủng tĩnh và động, đồng thời làm nhiệm vụ thoát khí và nước thấm trong đất.